2. ĐẦY HƠI
Trong đường ruột của mỗi người đều chứa rất nhiều lợi khuẩn. Chúng phân giải thức ăn, tạo ra chất bã và hơi xen lẫn. Có một số loại thức ăn khi tiêu hóa, sản sinh ra nhiều hơi hơn những thức ăn khác, ví dụ như: đậu, bắp cải, súp lơ, cải xoong, cải xoăn, hành tây, tỏi, các loại quả có hạt…Ngoài ra, việc uống các loại nước giải khát có gas, hay ăn quá nhanh, nuốt thức ăn lẫn với hơi cũng có thể gây ra đầy hơi.
Cách khắc phục
Để tránh hiện tượng đầy hơi, sôi bụng, khi ăn chúng ta nên lưu ý một số điểm sau: ăn chậm, nhai kỹ, tránh nói chuyện nhiều trong khi ăn; hạn chế uống bia, rượu nặng và các loại nước có gas; nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi và các loại thức ăn chứa nhiều chất xơ khác; ăn thêm 1 – 2 hũ sữa chua mỗi ngày.
3. Ợ CHUA
Những bữa ăn nối tiếp nhau trong dịp Tết khiến dạ dày luôn đầy ắp thức ăn, cộng thêm thói quen mặc quần áo bó sát, ép vào thành bụng làm áp suất bên trong dạ dày tăng cao. Đây là 2 nguyên nhân chính làm khiến Acid và dịch chua trong dạ dày trào ngược lên cổ họng, khoang miệng.
Bình thường, ợ chua không nguy hiểm; nhưng nếu xảy ra quá thường xuyên và không được điều trị, ợ chua có thể gây ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày và đưa tới một số biến chứng trầm trọng hơn như: viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày,… Dịch dạ dày cũng có thể tràn vào cuống phổi gây viêm phế quản và viêm phổi.
Cách khắc phục
Để tránh ợ chua, bạn cần hạn chế một số thực phẩm và đồ uống sau: thực phẩm chứa nhiều chất béo, nhiều gia vị; trái cây chua; cà-phê, trà, coca-cola, chocolate; đồ uống có gas;…Ngoài ra, bạn cần lưu ý một số điểm sau:
– Không nên ăn hoa quả khi bụng trống rỗng
– Tránh uống quá nhiều trước và trong bữa ăn
– Ăn chậm, nhai kỹ
– Không nằm ngay sau khi ăn
– Ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày
– Kê cao đầu và nằm nghiêng trái khi ngủ
4. TÁO BÓN
Việc ăn uống qua loa, đại khái, không đủ chất, ăn uống không đều đặn, không đúng giờ, khiến việc bài tiết cũng trở nên thất thường, dẫn đến chứng táo bón. Táo bón tuy không phải là bệnh nhưng khiến cho người mắc cảm thấy khó chịu, đầy bụng, buồn nôn thậm chí là mệt mỏi, uể oải, kém ăn,… Và nếu bạn thường xuyên bị táo bón, mọi chuyện sẽ trở nên phức tạp hơn, bởi nó là khởi đầu của một số loại bệnh như sa đại tràng, trĩ, viêm ruột,…
Cách khắc phục
– Để phòng tránh táo bón, bạn nên thực hiện tốt các chỉ dẫn sau:
– Uống nhiều nước: trung bình cần uống 1 – 2,5 lít nước mỗi ngày (có thể uống nước lọc, nước hoa quả
– Tăng cường ăn nhiều rau, trái cây (khoảng 300g mỗi ngày) như: đu đủ, chuối, thanh long
– Tránh uống nhiều trà, cà phê, ca cao,…
5. NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM, DỊ ỨNG THỨC ĂN
Ngày Tết, bạn và người thân thường xuyên “nạp” vào cơ thể những loại thực phẩm và đồ uống lạ so với các món ăn thường ngày. Cộng thêm việc bảo quản thức ăn ngày Tết không được kỹ càng là nguy cơ khiến bạn dễ bị ngộ độc thực phẩm và dị ứng thức ăn. Triệu chứng thường gặp của ngộ độc thực phẩm, dị ứng thức ăn thường là nôn ói, đau bụng, tiêu chảy, nổi mẩn ngứa ngoài da,…
Cách khắc phục
Để phòng tránh tình trạng ngộ độc thực phẩm, dị ứng thức ăn, bạn cần sử dụng thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, được bảo quản đúng cách; không nên ăn uống quá nhiều loại thức ăn một lúc tránh những thực phẩm ‘kỵ’ nhau; tránh dùng những loại thực phẩm, đồ uống hoặc gia vị lạ mà bạn từng bị dị ứng.
Thông tin Y tế |