Hiện nay, liệu pháp chất tiết Tế bào gốc Exosome đang được sử dụng trong hỗ trợ và điều trị:
-
Trẻ hóa da: Khi da bị lão hóa, chúng sẽ mất dần khả năng sản xuất collagen và tái tạo cấu trúc ma trận ngoại bào. Liệu pháp Exosomes đã cho thấy hiệu quả cao trong việc tổng hợp collagen và chống lão hóa da do làm tăng độ dày của da lên 20% và tăng sản xuất collagen lên 30%. Do vậy, chúng có đặc tính chống lão hóa da và có khả năng ngăn ngừa, điều trị lão hóa da.
-
Kích thích mọc tóc: Exosome có chứa một lượng lớn các yếu tố tăng trưởng, khi Exosome đến các nang tóc, chúng sẽ nuôi dưỡng, phục hồi và kích thích các tế bào nang tóc tái tạo ra những sợi tóc mới. Liệu pháp Exosomes là lý tưởng cho những người có tóc mỏng, thưa và bị rụng nhiều.
-
Điều trị bệnh LYME: Exosome có thể giúp điều chỉnh các quá trình trong cơ thể và cũng có thể có lợi cho bệnh nhân mắc bệnh Lyme. Đây là một bệnh làm tổn thương hệ thống miễn dịch. Nhiều bệnh nhân Lyme bị rối loạn chức năng của các tế bào, làm tăng phản ứng viêm và chức năng trao đổi chất. Kết hợp điều trị Exosomes trong phác đồ điều trị của họ có thể giúp phá vỡ phản ứng viêm và tăng khả năng trao đổi chất nhờ cơ chế truyền tin của mình.
-
Chữa viêm khớp: Viêm khớp là một bệnh lý thường gặp, gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt và lao động do đau đớn. Liệu pháp Exosome được xem là đóng một vai trò quan trọng trong việc tái tạo xương và sụn.
Exosome có thể được sử dụng như hệ thống phân phối thuốc trong điều trị bệnh nhờ việc có thể di chuyển đi khắp các tế bào, mô, và các cơ quan trong cơ thể. Nhóm nghiên của giáo sư Matthew Wood, tại Đại học Oxford cũng cho rằng Exosome có thể vượt qua hàng rào máu não và phân phối siARN, oligo kháng chuỗi, thuốc hóa trị liệu và các protein đặc hiệu thần kinh sau khi tiêm chúng vào máu. Khả năng vượt qua hàng rào máu não của Exosome có thể giải quyết vấn đề phân phối kém của dược phẩm đến hệ thống thần kinh trung tâm trong điều trị Alzheimer, Parkinson, ung thư não và các bệnh khác.
Tuy nhiên, Exosome cũng có những khuyết điểm cần khắc phục. Thứ nhất, bản thân Exosome không đồng nhất về mặt thành phần cấu tạo, kích thước, và nguồn gốc (các dòng tế bào khác nhau hay bệnh nhân khác nhau), gây khó khăn trong điều chế. Thứ hai, phương pháp đưa thuốc vào trong Exosome đòi hỏi công nghệ cao.
Dù vậy, Exosome đã mở ra một lĩnh vực mới thu hút sự quan tâm lớn của các nhà khoa học và công ty công nghệ sinh học trong nhiều lĩnh vực khắp nơi trên thế giới. Với những thành công bước đầu trong việc sử dụng Exosome để hỗ trợ và điều trị bệnh, cùng với tiềm năng to lớn của Exosome đang tiếp tục được khai thác, chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng vào một tương lai rất gần Exosome sẽ được sử dụng rộng rãi trong Y học để điều trị và chẩn đoán nhiều bệnh như ung thư, bệnh thần kinh hay tim mạch.