Chức năng của hồng cầu là vận chuyển oxy từ phổi đến các mô khắp cơ thể, do đó số lượng hồng cầu tự do cao có thể là do sự cung cấp oxy bị kém hoặc do ảnh hưởng trực tiếp của một số bệnh lý làm tăng sản xuất hồng cầu.
Mặc dù không phổ biến nhưng tăng tế bào hồng cầu có thể do một số tình trạng sức khỏe như: Suy tim, bệnh tim bẩm sinh, bệnh đa hồng cầu, nồng độ oxy trong máu thấp, phơi nhiễm carbon monoxide… Khi bị tăng hồng cầu trong máu, người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng như:
-
Thường xuyên có cảm giác nhức đầu, chóng mặt.
-
Thường xuyên đau bụng.
-
Đau viêm các dây thần kinh.
-
Khi trời lạnh, da mặt, da cổ, môi của người bệnh thường có màu xanh tím, hoặc đỏ hơn bình thường.
-
Lách to và cứng nhẵn.
-
Khi hồng cầu tăng, dẫn đến tình trạng nghẽn mạch máu và tăng áp lực tâm thu gây ra tình trạng phì đại tim và hiện tượng gan to.
Để xác định lượng hồng cầu bất thường hay không, bên cạnh việc xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm những xét nghiệm bổ sung, cần thiết khác để có chẩn đoán chính xác về bệnh cũng như đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Bên cạnh một chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học đầy đủ nhóm vitamin, khoáng chất để sản xuất đủ số lượng và tối ưu chức năng của hồng cầu thì việc việc xây dựng lối sống với những thói quen sinh hoạt khoa học, lành mạnh sẽ góp phần giúp cho quá trình chuyển hóa và tạo máu của cơ thể dễ dàng hơn, giúp cải thiện tình trạng tốt hơn. Việc phát hiện sớm các triệu chứng bệnh lý hồng cầu cũng như khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp bác sĩ cho bạn những lời khuyên hữu ích để dự phòng sớm bệnh hồng cầu nói riêng và bệnh lý khác của cơ thể nói chung .